Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

KHUYẾT HỔNG MU CHÂN- DEFECT OF DORSAL FOOT

ĐÂY là trường hợp bệnh nhân nam 19 tuổi (R'LAN TUNG- Làng D, xã Gào, TP. Pleiku), vào viện sau 1 tháng bị tai nạn. Theo lời khai- bệnh nhân bị cây ngã đập vào bàn chân phải, vì không có tiền đi bệnh viện, ở nhà tự chăm sóc vết thương. Bệnh nhân vào bệnh viện TP. PLeiku, Gia lai (vào ngày 27/ 09 /2010) với tổn thương thế này:

Hình ảnh tổn thương sau khi cắt lọc
VỚI tổn thương như thế, lại không được chăm sóc y tế trong thời gian dài, rất có thể đã bị viêm xương hoặc sẽ bị viêm xương. Việc kết hơp xương với làm sạch ổ viêm sẽ làm cho khuyết hổng mô mềm trở nên trầm trọng hơn.
THẾ rồi, vào ngày 04/ 09/ 2010, bệnh viện TP. Pleiku tiến hành PT cho bệnh. Cuộc PT kéo dài 6 giờ với phương pháp:
1.Kết hợp xương,
2.Chuyển vạt da có cuống mạch che phủ khuyết hổng ở mu chân (Vạt da trên
mắt cá ngoài
-
Lateral supramalleolar flap
)
CÁC PTV ĐANG PT CHO BỆNH NHÂN
PHÁC HỌA VẠT DA
KHUYẾT HỔNG MU CHÂN SAU PT KẾT HỢP XƯƠNG
VẠT DA ĐÃ ĐƯỢC LẤY ĐỂ CHUYỂN ĐẾN NƠI KHUYẾT HỔNG Ở MU CHÂN

HÌNH ẢNH NGAY SAU PT
SAU PT 6 NGÀY
HÌNH ẢNH XQ SAU PT
  
 
 

Và đây là kết quả sau 8 tháng PT
Mảnh da vá dày chất lượng thật tốt, có lông
Không xì mủ, không có lỗ rò do viêm xương
Hình xq không thấy có dấu hiệu viêm xương. Xương bàn 2 bị gãy lại, tuy nhiên cũng đã có can nhẹ

 

Ngày 08/06/2011, bệnh nhân được PT rút bỏ các kim Kirschner KHX các xương bàn chân
Chuẩn bị cho Phẫu thuật
Xin giới thiệu cùng các bạn đọc File PPT: VẠT TRÊN MẮT CÁ NGOÀI (Lateral supramalleolar flap)  http://www.mediafire.com/?2pb5novtunad722

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

MẤT DA NGÓN CÁI BÀN TAY- SKIN DEFECT OF THE THUMB

Đây là trường hợp bệnh nhân bị tổn thương dập ngón 1, 2 bàn tay trái do cưa cắt vào tay. Ngón 1 bị dập nát xương đốt xa, tổn thương một phần gân gấp sâu, da mặt lòng bị dập nát nhiều; ngón 2 da mặt lòng bị lóc, đứt mạch 2 bên, gân gấp sâu bị đứt nham nhỡ nơi bám tận.
Trong xử lý cấp cứu, các PTV của bệnh viện TP.Pleiku, Gia lai đã cố gắng giữ lại cả 2 đầu ngón: Khâu nối gân bị đứt, đặt lại xương vỡ, phủ lại da.
Sau đó, ngón cái da bị chết để lại tổn thương thiếu hổng thế này:
Thế rồi, vào ngày 29/ 09/ 2010, kíp mổ bv TP.Pleiku đã tiến hành PT chuyển vạt có cuống mạch che phủ khuyết hổng ngón cái bị tổn thương. Vạt da liên xương bàn lưng I(First metacarpal artery flap) được thực hiện. Tuy nhiên, ngay chưa xong cuộc PT, tiên lượng vạt da không sống nỗi, các PTV đã phải thực hiện một kỹ thuật khác nữa là: vạt da có cuống mạch cùng ngón- vạt O'BRIEN. Cuối cùng, ca PT xem như đã thành công.
Thực hiện vô cảm cho bệnh nhân bằng cách gây tê tùng

Phác họa vạt liên xương bàn lưng
Vạt liên xương bàn lưng I đã được lấy ra

Vạt trượt có cuống cùng ngón I của O'Brien- O'BRIEN FLAP



Và đây là hình ảnh 10 tháng sau phẫu thuật




Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

MẤT DA MẶT LƯNG NGÓN TAY- dorsal skin defect of the finger


Đây là trường hợp bệnh nhân nam 22 tuổi bị tổn thương mặt lưng ngón 2, 3, 4 bàn tay trái do tai nạn lao động. Ngón 3, 4 bị lóc mất da, gân duỗi bị mất đoạn nơi bám tận làm lộ xương khớp; ngón 2 chỉ lóc da còn cuống.
Tổn thương như thế này khó tránh khỏi hạn chế chức năng của bàn tay. Tổn thương cùng lúc 3 ngón lại càng khó tạo vạt da che phủ. Cuối cùng, các PTV của bệnh viện TP. Pleiku đã dùng kính phóng đại tạo vạt mô dưới da cùng ngón ( subcutaneous tissue flaps on the same finger) che phủ xương khớp ngón 4, 3 và vá da dày lên mô dưới da. Kết quả bước đầu cho thấy kỹ thuật này tỏ ra có hiệu quả.
H1 & H2: Bàn tay trước PT


H3: Vạt mô dưới da che phủ ngón 4


H4: vá da dày lên mô dưới da ngón 4

H5: vạt mô dưới da che phủ ngón 3
Và đây là hình ảnh sau PT 6 ngày: Mảnh vá hồng hào- có sức sống.


Và đây là kết quả sau 4 tháng



Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

TRẬT KHỚP CÙNG ĐÒN

Trật khớp cùng đòn có nhiều mức độ khác nhau. Trật khớp cùng đòn độ 3 cần phải phẩu thuật vì lúc đó các dây chằng đã bị đứt hoàn toàn. Mục đích của phẩu thuật là đưa khớp về đúng vị trí, phục hồi lại các dây chằng giữ vững khớp.
Phẩu thuật dùng nẹp khóa khớp cùng đòn là một trong những kỹ thuật được lựa chọn, nhất là khi tổn nhiều dây chằng ở mức độ nặng.

Một trường hợp minh họa:
Khớp cùng đòn P bình thường và khớp cùng đòn T bị trật




TRƯỚC & SAU PT