Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

DI CHỨNG BỎNG Ở BÀN TAY





DẬP NÁT BÀN CHÂN- Crushed FEET

Tối ngày 28/04/2012, bệnh viện TP. Pleiku, tỉnh Gia lai, Việt nam tiếp nhận 1 ca bệnh bị dập nát bàn chân do tai nạn giao thông. Bệnh nhân là phụ nữ 23 tuổi, tổn thương bàn chân Trái nặng nề với vết thương rất bẩn, da lóc bị bầm dập, xương gãy nát mất xương, gân cơ bị bầm dập đến tả tơi.
Tại đây, các bác sĩ đã cố gắng để bàn chân khỏi bị cắt cụt. Các kỹ thuật đã được thực hiện:
1. Rửa kỹ, cắt lọc sạch nhưng không làm thiếu hổng mô nặng nề thêm.
2. Cố gắng phục hồi ngón 5 để tạo khung ngoài bàn chân
3. Bảo tồn các ngón chân, nơi thiếu xương chờ ghép xương thì 2.
TRƯỚC PHẪU THUẬT- DẬP NÁT BÀN CHÂN TRÁI


TRƯỚC PHẪU THUẬT- DẬP NÁT BÀN CHÂN TRÁI


SAU PHẪU THUẬT 3 NGÀY- DA CÓ THỂ CHẾT 1 PHẦN NHỎ

SAU PHẪU THUẬT 15 NGÀY


XQ TRƯỚC PHẪU THUẬT


XQ SAU PHẪU THUẬT

Và đây là kết quả sau 3 tháng:

VẾT THƯƠNG PHỨC TẠP TRÁN- MŨI

Sáng ngày 29/04/2012, bệnh viện thành phố Pleiku, Gia lai tiếp nhận 1 ca bị tai nạn lao động, tai nạn xảy ra do mâm đá mài bị vở trong lúc đag vận hành văng vào mặt bệnh nhân. Bệnh nhân nam, trên 50 tuổi bị vết thương cắt đứt từ trán, dọc theo sống mũi xuống tận cánh mũi. Vết thương lệch sang Phải cắt đứt mất mô từ xoang trán, thành trong hốc mắt, đến thông vào hốc mũi, rồi ra ở cửa mũi trước Phải.
Các bác sĩ kiểm tra vết thương thấy máu chảy nhiều, vết thương tạo 1 khe hở do mô mềm và xương sụn mất hết, dị vật ĐÁ MÀI để lại nhiều trong xoang trán Phải và vùng tổn thương.
Với tổn thương như thế, khó mà lựa chọn đựợc biện pháp điều trị hợp lý nhất vì di chứng và những biến chứng để lại thật khó lường, ví dụ như: Tắt ống lệ mũi, viêm dính hốc mũi, tắt lỗ dẫn lưu xoang. Kỹ thuật được đắn đo, rồi các bác sĩ quyết định thực hiện:
       1. Rửa sạch, lấy hết dị vật
       2. Cầm máu kỹ.
       3. Kiểm tra đường đi của vết thương xem cấu trúc quan trọng nào bị tổn thương
       4. Đặt 1 ống dẫn lưu cở lớn từ xoang trán Phải qua hốc mũi, ra ngoài
       5. Đặt lại những mảnh xương lớn bị vỡ ra.
       6. Khâu phục hồi lại vết thương trên ống dẫn lưu
Sau phẫu thuật, kết quả cho thấy có phần khả quan vì dịch máu dẫn lưu ra liên tục rồi giảm dần, mắt không chảy nước mắt ra ngoài, mũi được thông thoáng.
Đây thực ra là một ca bệnh không khó lắm, nhưng không phải là ca bệnh hay gặp. Bởi vậy, trong cấp cứu rất có thể chúng ta dễ mắc sai lầm dẫn đến hiệu quả điều trị không cao.


Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

CHE PHỦ KHUYẾT HỔNG ĐẦU NGÓN TAY BẰNG VẠT DA CÓ CẢM GIÁC

TRƯỚC PHẪU THUẬT

TRƯỚC PHẪU THUẬT

TRONG LÚC PHẪU THUẬT

TRONG LÚC PHẪU THUẬT

TRONG LÚC PHẪU THUẬT

TRONG LÚC PHẪU THUẬT

 PHẪU THUẬT XONG

 PHẪU THUẬT XONG

 PHẪU THUẬT XONG

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

KẾT QUẢ MỘT CA BỆNH DẬP NÁT BÀN TAY: THẬT NGỌAN MỤC!



Vào cuối tháng 8/2012, bệnh viện thành phố Pleiku tiếp nhận 1 ca bệnh với tổn thương bàn tay phức tạp. Bệnh nhân đã được cấp cứu ở một bệnh viện tại Gia lai, sau đó khỏang hơn nữa tháng mới vào bệnh viện Pleiku. Tại đây, sau khi nghiên cứu các tổn thương, các bác sĩ quyết định mổ lại cho bệnh nhân.
Trong cuộc mổ lần này, các PTV đã thực hiện: kết hợp xương, phục hồi khớp, khâu nối gân cơ.

XQ TRƯỚC VÀ SAU PHẨU THUẬT ( H.1 & 2)

H.1 Gãy xương bàn 3,4 và trật khớp bàn ngón 4
H.2 ĐÃ KẾT HỢP XƯƠNG bằng chỉ thép và kim nhỏ (loại kim 0,6mm)
Kim này vừa là kim vừa là chỉ!


H3. TRƯỚC PHẨU THUẬT

H.4



 H.5
H.4 & 5: TRONG LÚC PHẪU THUẬT

Thế nhưng, do kỹ thuật kết hợp xương bằng phương tiện thật không vẫn chắc; trong khi đó, bệnh nhân cần tập luyện sớm để tránh dính gân, xưong đã không lành. Bệnh nhân tiếp tục được PT một lần nữa với gỡ dính gân, KHX.
Và đây là kết quả sau gần 3 năm bị tai nạn.