Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

TAI NẠN TỪ CHIẾC DÂY KÉO


Phéc-mơ-tuya (hay khóa kéo, tiếng Pháp: fermeture) là dụng cụ phổ biến để cài ghép tạm thời hai mép vải với nhau. Nó thường được dùng trong quần áo, va li hay các loại túi xách khác, đồ thể thao, dụng cụ cắm trại và các đồ dùng khác bằng vải. Tên gọi phéc-mơ-tuya là từ phiên âm từ tiếng Pháp fermeture, nghĩa là dụng cụ nào đó để đóng, để khóa, để bấm, để chốt v.v
Khoá kéo (hay Zipper) là phát minh tuyệt vời của Whitcomb L. Judson vào năm 1893. Ngày nay, khoá kéo rất thông dụng, bởi thế ta đã quên tính hữu dụng của chúng. Khoá kéo có đủ màu sắc, kích cỡ, bền chắc nhưng đóng mở thì rất dễ dàng.
Không biết người ta đã xoay xở như thế nào khi chưa có khoá kéo. Vào những năm 1890, người Mỹ mang dày cao gót với một dãy nút dài. Trang phục của phụ nữ thường có những dãy nút, bất tiện khi gài hay mở khuy. Vì thế, người ta muốn nghĩ ra cách nào đó dễ dàng hơn để mặc và cởi những thứ có gắn dãy nút.

Năm 1893, Whitcomb L. Judson, một kỹ sư ở Chicago đã phát minh ra khoá kéo và ông gọi nó là "dây khoá trượt". Loại dây khoá trượt này không chắc lắm nên cũng có nhiều rắc rối. Thế rồi tiến sĩ Gideon SundbäckThuỵ Điển đã giải quyết vấn đề này bằng cách cấu tạo một chiếc khoá kéo gồm 3 phần:
1. Có hàng tá plastic (nhựa) hay kim loại được gọi là "răng", xếp thành hai hàng.
2. Các móc này được gắn vào hai miếng vải co giãn được.
3. Một cái khoá trượt để kết các móc lại với nhau. Khi trượt chiều ngược lại, cái khoá này mở các móc ra.

Các kiểu Phéc-mơ-tuya( dây kéo)

Về mặt cơ bản, có 2 kiểu dây kéo: Răng xoắn liền, răng rời. Ngoài ra, còn có 2 kiểu dây kéo gọi là dây kéo đầu đóng, dây kéo đầu mở.
Loại răng xoắn liền: Phéc-mơ-tuya sợi xoắn: Đây là loại phéc-mơ-tuya kinh điển được bán ngày nay. Con trượt chạy trên hai sợi xoắn ở hai tà phéc-mơ-tuya. Răng của loại phéc-mơ-tuya này là những sợi xoắn. Có hai loại sợi xoắn cơ bản. Một loại dùng sợi xoắn dạng trôn ốc, thường kèm với một lõi xuyên trong sợi xoắn. Một loại nữa dùng sợi xoắn dạng thang, còn được gọi là kiểu Ruhrmann. Kiểu thứ hai hiện nay chỉ dược dùng ở một phần nhỏ trên thế giới, chủ yếu ở Nam Á.Loại răng rời: Răng bằng nhựa hoặc bằng kim loại, các răng liên kết nhau nhờ những sợi vải.

Dây kéo có nhiều công dụng nhưng đôi lúc nó cũng gây ra những tai nạn khó quên. Hơn ai hết, mảnh dẻ, "CẬU" là những đối tượng thường bị tai nạn từ chiếc dây kéo quần áo gây nên. Khi "CẬU" lỡ bị chiếc dây kéo kẹp lại trông rất đớn đau, thảm hại, bạn hãy bình tĩnh. Trong vòng 10 đến 15 phút, không cần giảm đau, bạn có thể đưa "CẬU" trở về an toàn.




Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

TAI NẠN SINH HOẠT

 Đây là trường hợp bé gái 5 tuổi chơi nghịch lấy đầu chụp sắt của vòi nước làm nhẫn. Sau hơn 12 tiếng đồng hồ, người nhà mới đưa em vào viện Em đến bv TP Pleiku trong tình trạng ngón tay đã có dấu hiệu thiếu dưỡng, chỗ vòng nhẫn sưng nề làm cố định chiếc "NHẪN"
Sau 1 hồi, các bác sĩ bệnh viện TP Pleiku đã tháo gỡ được cho em mà không càn đến việc cưa chiếc vòng sắt. 
Đây đúng là 1 ca bệnh bệnh có nhiều điều hy hữu,

















ĐÂY LÀ BIỆN PHÁP CUỐI CÙNG!



 XUẤT XỨ CỦA "CHIẾC NHẪN"



Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

DỊ TẬT BẨM SINH - VÒNG THẮT ĐÙI (Birth defect - CONGENITAL CONSTRICTION RING OF THE THIGH)


      Đây là trường hợp bé trai 3 tuổi. Em bị tật bẩm sinh ở cơ quan vận động. Em mới sinh ra đã có có những khiếm khuyết ở tay chân, hai bàn tay em không đủ ngón, có tật dính ngón và vòng thắt một vài ngón, đặc biệt ở 1/3 dưới đùi phải của em có 1 vòng thắt mà đến bây giờ đang đe dọa chi thể em.
      Em là người dân tộc Ja rai. Bố em kể rằng: Em được sinh ra tại nhà, thấy em có những dị tật như thế, gia đình có đưa lên TTTY khám. Tại đây, em được chuyển lên bệnh viện tỉnh. Người ta nói rằng: cháu còn nhỏ, chưa làm gì được, đợi cho cháu lớn. Thế rồi rồi em được đưa về nhà.
      Đến một ngày (27/05/2014), vì bàn chân phải của em bị viêm loét,, em lại được đưa đến biện viện TP. Pleiku ( thuộc TTYT TP. Pleiku). Vì điều kiện khó khăn, gia đình không muốn em phải đi đâu xa để chữa bệnh. Tại đây, các bác sĩ đang nghiên cứu để tìm ra cách chữa bệnh cho em trong khi cái chân phải dị tật của em đang bốc mùi hôi thối vì loét do thiếu dưỡng.
     Bài viết này xin chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp xa gần với hy vọng được sự đóng góp của đồng nghiệp đề ra cách chữa trị cho em.












KHI NÀO EM CÓ THỂ ĐƯỢC THẾ NÀY?

PHẪU THUẬT VỚI MỤC TIÊU CỨU SỐNG CHÂN BỆNH

     Sau những ngày nghiên cứu, tham khảo  ý kiến đồng nghiệp và các bậc thầy nhiều nơi, các bác sĩ bệnh viện PT. Pleiku quyết định phãu thuật cho bệnh nhân. Cuộc phẫu thuật được tiến hành vào chiều thứ Năm, ngày 29/05/2014 trong điều kiện các PTV đầy bộn bề.
Sau 2 giờ, cuộc phẫu thuật xem như thành công đúng dự đoán và kế hoạch đã định.
      Trong phẫu thuật, các PTV đã thực hiện:
- Nới rông vòng thắt với đường rạch tối thiểu nhằm bảo tồn sự lưu thông máu qua vòng thắt (Rạch dọc mặt trước cắt qua vòng thắt, khâu thành đường ngang; Tạo vạt da đổi chỗ bằng đường rạch chữ z ở mặt sau để bộc lộ bó mạch đùi, cạnh chữ z khoảng 2 cm)
- Cắt toàn bộ lớp cân, dãi xơ tạo nên vòng thắt.
- Bộc lộ bó mạch đùi nằm trong cơ. Tại đây, động mạch đùi cũng bị thắt hẹp: phần trên phình to 8 mm, chỗ thắt hẹp 3 mm. Kỹ thuật gỡ dính, cắt vòng xơ sợi và bóc bỏ ngoại mạc được thực hiện. Sau kỹ thuật này, phần dưới động mạch được giãn to hơn.
-Tiếp theo là kiểm tra, cắt lọc và nạo viêm ở bàn chân dang hoại tử. Xương bàn 5 bị viêm, hoại tử nặng được cắt bỏ đi; da hoại tủ cũng được cắt lọc soach sẻ. Trong lúc phẫu thuật, quan sát thấy máu chảy nhiều từ vết mổ ở bàn chân, đây là dấu hiệu đáng mừng, hy vọng chi thể em bé được cứu sống. 















SO SÁNH