Chấn thương mũi là bệnh lý thuộc về chuyên khoa Tai- Mũi- Họng và Hàm mặt. Đây là loại chấn thương khá phổ biến trong sinh hoạt, lao động...
Chấn thương mũi có nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng bao gồm:
1.Chỉ rách da bên ngoài tháp mũi
2. Chỉ tổn thương niêm mạc gây chảy máu tự cầm
3. Gãy xương chính mũi, sụp tháp mũi
4. Sụp tháp mũi, dập nát vách ngăn
5. Gãy phức hợp sàng mũi
6. Các tổn thương trên cùng với chảy máu mũi ào ạt
7. Tổn thương phối hợp khác
Nói riêng về tổn thương GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI, SỤP THÁP MŨI:
I. Cơ chế:
Thường là do lực tác động từ ngoài vào tháp mũi.
Thường là do lực tác động từ ngoài vào tháp mũi.
II. Dấu hiệu lâm sàng:
- Chảy máu mũi
- Nghẹt mũi
- Lệch vẹo tháp mũi
- Có tiếng lạo xạo khi sờ nắn tháp mũi
III. Điều trị:
A. Cấp cứu:
Nhét mech mũi cầm máu
B. Điều trị đặc hiệu:
1.Nâng xương chính mũi, nhét mech đầy 2 hốc mũi cố định, có thể tăng cường bằng máng bột bên ngoài. Rút mech và bỏ máng bột sau 1 tuần.
Biện pháp điều trị kinh điển này có đặc điểm:
- Về căn bản sửa được sự lệch vẹo tháp mũi, vách ngăn do chấn thương gây nên.
- Đơn giản, dễ thực hiện
- Tuy nhiên còn có nhược điểm sau:
+ Bệnh nhân sẽ rất đau đầu sau phẫu thuật vì áp lực trong hốc mũi
+ Có thế dẫn đến viêm xoang cấp do tắc các lỗ xoang vì nhét mech quá chặt.
+ Bệnh nhân không thở được bằng mũi, khó khăn nuốt trong ăn uống vì 2 hốc mũi bị bịt kín.
2. Nâng xương mũi, cố định bằng các kim Kirschner nhỏ 2 bên tháp mũi.
Đây là sáng kiến vừa được nghĩ ra. Một ca phẫu thuật nâng xương mũi cho một bệnh nhân nam 34 tuổi đã được thực hiện tại bệnh viện TP. Pleiku, tỉnh Gia lai, Việt nam vào sáng ngày 2/ 07/ 2011 với một kỹ thuật như thế.
- Bệnh nhân đỡ đau đầu, không bị bịt kín 2 lỗ mũi vì mech chỉ cần nhét để cầm máu ( Nhét vừa, không nhất thiết phải đầy 2 hốc mũi: rút ra sớm khoảng 24- 48 giờ)
- Tháp mũi sẽ không bị lệch vẹo trở lại vì các kim Kirschner có thể để đến khi tháp mũi lành đủ vững: 2- 3 tuần.
- Kim Kirschner quá nhỏ nên khi rút bỏ hầu như không thấy sẹo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét